Các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam là những sinh vật cấm săn bắt trái phép và được pháp luật bảo vệ. Hãy cùng tìm hiểu về danh sách các loài động vật hoang dã quý hiếm này và thực trạng bảo tồn ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung chính trong bài
Sách Đỏ Việt Nam là gì?
Sách Đỏ Việt Nam là tài liệu thống kê danh sách các loài động, thực vật quý hiếm và đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Đây cũng là căn cứ khoa học để Nhà nước ban hành các Nghị định, Chỉ thị về việc bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam.
Năm 1992, Sách Đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên bởi Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ sẽ được cập nhật hàng năm để có cơ sở khoa học đưa ra những biện pháp bảo tồn phù hợp.
Các mức đánh giá về độ nguy cấp được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam bao gồm:
- Cực kỳ nguy cấp (CE): Critically Endangered
- Nhóm nguy cấp (EN): Endangered
- Sẽ nguy cấp (VU): Vulnerable
- Sắp bị đe dọa (NT): Near Threatened
- Mức độ hiếm ( R): Rare
- Bị đe dọa (T): Threatened
- Nhóm thiếu dữ liệu thống kê (K): Insufficiently known
Ngoài ra, theo Nghị định 06/2019 của Chính phủ thì các loài động, thực vật rừng sẽ được chia thành các nhóm chính sau:
- Nhóm I: Các loài động thực vật rừng đang có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm mọi hành vi khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Nhóm IA là các loài thực vật còn nhóm IB là động vật rừng.
- Nhóm II: Bao gồm những loài động thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng cần được bảo vệ và hạn chế khai thác, sử dụng với mục đích thương mại. Nhóm IIA là các loài thực vật còn IIB là các động vật rừng.
Như vậy, các loài động vật thuộc nhóm IB và IIB thường là các loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ để tránh nguy cơ tuyệt chủng.
Các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam nhóm IB
Như đã trình bày ở trên, nhóm IB là những động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, khai thác trái phép với mục đích thương mại. Trong hội nghị bảo vệ động vật hoang dã diễn ra tại Hà Nội cũng đã trao đổi rất nhiều về chủ đề này. (Tìm hiểu về hội nghị tại iwt hà nội wikipedia)
Dưới đây là một số loài động vật quý hiếm nhóm IB.
- Bộ linh trưởng: Cu li lớn, cu li nhỏ, chà vá chân đen, chà vá chân nâu, chà và chân xám, voọc bạc Đông Dương, voọc bạc Trường Sơn, voọc Cát Bà, voọc đen má trắng, voọc Hà Tĩnh, voọc mông trắng, vượn đen tuyền, vượn má hung, vượn má trắng,…
- Bộ thú ăn thịt: Sói đỏ, gấu chó, gấu ngựa, rái cá lông mượt, rái cá thường, cầy mực, cầy gấm, báo gấm, báo hoa mai, beo lửa, hổ Đông Dương, mèo cá, mèo gấm,…
- Bộ tê tê: Tê tê Java, tê tê vàng.
- Các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ thuộc bộ móng guốc: Tê giác một sừng, bò rừng, bò tót, hươu vàng, hươu xạ, mang lớn, mang Trường Sơn, nai cà tong, sao la, sơn dương.
- Bộ bồ nông: Bồ nông chân xám, quắm cánh xanh, quắm lớn, cò trắng Trung Quốc, vạc hoa.
- Bộ gà: Gà lôi lam mào trắng, gà lôi tía, gà so cổ hung, gà tiền mặt đỏ – vàng, trĩ sao.
- Bộ hồng hoàng: Hồng hoàng, niệc cổ hung, niệc mỏ vằn, niệc nâu.
- Bộ rùa: Rùa ba – ta -gua miền nam, rùa hộp bua – rê, rùa hộp Việt Nam, rùa trung bộ, rùa đầu to, con giải.
- Bộ cá sấu: Cá sấu nước lợ và nước ngọt
Ngoài ra, trong nhóm IB còn có những loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ khác như tắc kè đuôi vàng, thằn lằn cá sấu, kỳ đà vân, rắn hổ chúa, ốc tác, bồ câu ni cô ba, sếu đầu đỏ, cắt lớn, choắt lớn mỏ vàng, ngan cánh trắng,…
Các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam nhóm IIB
Các động vật hoang dã nhóm IIB không nguy cấp bằng nhóm IB. Nhưng đây cũng là những loài cần được bảo vệ và hạn chế săn bắt với mục đích thương mại.
Những loài động vật quý hiếm trong Sách Đỏ thuộc nhóm này bao gồm:
- Bộ gặm nhấm: Chuột đá, sóc đen, sóc bay trâu.
- Bộ dơi: Dơi ngựa lớn, dơi ngựa nhỏ.
- Bộ cánh vảy: Bướm phượng đuôi kiếm răng nhọn và răng tù, bướm phượng cánh chim chấm liền và chấm rời.
- Bộ khỉ hầu: Khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn.
- Các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ thuộc bộ thú ăn thịt: Chó rừng, cầy giông đốm lớn, cầy vằn bắc, cáo lửa, cầy giông, cầy hương, cầy tai trắng, cầy vòi hương, cầy vòi mốc, mèo ri, mèo rừng.
- Bộ móng guốc: Mang pù hoạt, nai, cheo cheo.
- Bộ hạc: Già đẫy lớn, hạc đen
- Những loài động vật nhóm IIB trong bộ gà: Công, các loài gà giống Arborophila.
- Bộ ngỗng: Vịt đầu đen, vịt mỏ nhọn.
- Bộ rùa: Rùa vàng, rùa trán vàng, rùa hộp lưng đen, rùa sa nhân, rùa đất Châu Á, rùa ba gờ, rùa núi viền, rùa núi vàng, cua đinh, ba ba gai, rùa câm, rùa bốn mắt,…
Thực trạng và biện pháp bảo tồn các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ
Thực trạng bảo tồn động vật hoang dã
Hiện nay, Việt Nam được coi là nước tiêu thụ động vật hoang dã với số lượng lớn. Đồng thời, nước ta cũng là một mắt xích quan trọng của mạng lưới buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Số lượng của các loài động vật quý hiếm trong Sách Đỏ đang giảm dần theo từng bởi những tác động của con người và thiên tai.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Số lượng những vụ vi phạm về buôn bán và vận chuyển động vật hoang dã trái phép đã giảm dần. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn diễn ra phức tạp với tính chất ngày càng nghiêm trọng và thủ đoạn tinh vi.
Tính đầu năm 2018 đến tháng 5/2019 đã có 560 vụ vi phạm về bảo vệ, buôn bán động vật hoang dã được phát hiện và xử lý. Trong đó, có 41 vụ xử lý hình sự và 519 vụ xử phạt hành chính. Kiểm lâm đã tịch thu 1464 cá thể và khoảng 27 tấn thịt động vật rừng các loại.
Ngoài ra, tình trạng chặt phá rừng, thiên tai và quá trình đô thị hóa cũng làm cho môi trường sống của các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ bị thu hẹp. Nguồn thức ăn trong tự nhiên của động vật hoang dã cũng dần khan hiếm làm dẫn đến quá trình phát triển của loài bị hạn chế.
Cách bảo tồn các loài động vật quý hiếm trong Sách Đỏ
Với nỗ lực bảo vệ và chống buôn bán động vật hoang dã trái phép, có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra, cụ thể là:
- Bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật và nâng mức xử phạt đối với các hành vi buôn bán, quảng cáo hay tàng trữ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã. Theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 thì mức xử phạt cao nhất cho những hành vi trên là 15 năm tù giam.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ và kiểm soát tại khu rừng, các vườn quốc gia ở Việt Nam để chống săn bắt và phát hiện những hành vi săn bắt các loài thú quý hiếm trái phép.
- Thắt chặt công tác quản lý các cơ sở nuôi nhốt động vật và các nhà hàng, hiệu thuốc YHCT – nơi mà thường xuyên diễn ra việc tiêu thụ động vật hoang dã và sản phẩm từ chúng.
- Xây dựng, bảo tồn vệ các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia để tạo môi trường sinh sống cho các loài động vật hoang dã.
- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân để không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Đồng thời khuyến khích nhân dân tố giác các hành vi nuôi nhốt, buôn bán các loài thú quý hiếm trái phép.
Hiện nay, tình trạng buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã diễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Theo tin tức từ Wildlife Justice Commission, các nước cần cam kết hành động để chấm dứt tình trạng này. Chi tiết các bài viết bạn đọc có thể tham khảo tại:
- https://www.prnewswire.com/news-releases/painel-independente-adverte-que-acao-imediata-do-governo-vietnamita-e-necessaria-para-acabar-com-a-redes-de-trafico-de-animais-selvagens-no-vietna-300366461.html
- https://www.prnewswire.com/news-releases/independent-panel-confirms-that-immediate-action-by-the-vietnamese-government-is-required-to-shut-down-wildlife-trafficking-networks-in-viet-nam-601684965.html
- https://www.prnewswire.com/news-releases/un-panel-independiente-confirma-que-se-requieren-medidas-inmediatas-del-gobierno-vietnamita-para-desactivar-las-redes-de-trafico-de-animales-silvestres-en-vietnam-300366460.html
Trên đây là những thông tin về các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ và thực trạng bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về thế giới động vật và nâng cao ý thức trong việc bảo vệ các loài thú quý hiếm.