Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian được ông bà ta sử dụng từ rất lâu. Vậy bài thuốc này có đặc điểm gì và nó có thực sự hiệu quả như lời đồn hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Ưu, nhược điểm của ngải cứu chữa đau thần kinh tọa
Ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, tính ấm, chứa các hoạt chất như cinelo, thuyon, matricaria este, dehydro được sử dụng để giảm đau, chống viêm, các trường hợp bệnh lý về xương khớp.
Cũng giống như các bài thuốc dân gian khác, sử dụng ngải cứu để chữa đau thần kinh tọa được các chuyên gia khuyên dùng vì nó mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, ngải cứu là loại thuốc, loại thực phẩm quen thuộc, dễ kiếm, rẻ tiền mà tất cả các đối tượng bệnh nhân đều có thể tiếp cận được.
Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên an toàn với người sử dụng, hiếm khi xảy ra các tác dụng không mong muốn như khi dùng thuốc Tây. Ngoài ra, ngải cứu còn có công dụng thanh lọc, trừ nhiệt, trị đau đầu, đau bụng kinh và có thể kết hợp trong thực đơn hằng ngày để nấu những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng.
Tuy nhiên, chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu chỉ giúp hỗ trợ điều trị, làm chậm quá trình hình thành của các gai xương. Nguyên liệu thiên nhiên nên tốc độ cải thiện bệnh tương đối chậm, phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
Cách chữa bệnh bằng ngải cứu chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ ở giai đoạn đầu. Đối với những người bệnh nặng thì phương pháp này cải thiện ở mức độ không đáng kể. Thêm vào đó, do vị đắng mà nhiều người gặp khó khăn khi sử dụng ngải cứu bằng cách ăn hoặc uống.
Cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Ngâm chân bằng nước ngải cứu giúp giảm đau
Cách làm này giúp giảm stress, căng thẳng, có tác dụng thư giãn, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau hiệu quả.
Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu, 2 thìa muối tinh và một chậu nhỏ đủ lớn để ngâm chân.
Cách trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu thực hiện như sau:
- Ngải cứu loại bỏ lá sâu hỏng, rửa sạch sau đó cho vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước khoảng 10 phút. Cho vào 2 thìa muối và tắt bếp.
- Đổ nước thuốc ra chậu ngâm chân. Kiểm tra nhiệt độ nước nếu nóng quá thì có thể ngồi đợi cho nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh. Ngồi ngâm chân khoảng 15-20 phút, duy trì đều đặn mỗi tuần 2-3 lần, tốt nhất là thực hiện trước khi đi ngủ 1 tiếng. Có một lưu ý là không nên ngâm chân quá lâu vì sẽ gây phản tác dụng như gây mệt mỏi, tụ máu dưới chân.
Ngải cứu và muối
Muối có tính sát trùng, sát khuẩn tốt. Sự kết này giúp tăng cường hiệu quả tác động của các hoạt chất trong ngải cứu có thể thấm sâu và chữa lành tổn thương ở từng khớp xương. Cách làm như sau:
- Trước tiên, bạn cần chuẩn bị sẵn một nắm ngải cứu, muối tinh và một khăn sạch.
- Mang rau ngải loại bỏ lá sâu, úa, mang đi rửa sạch rồi để ráo nước. Cho rau và muối lên chảo lớn sao cho đến khi nóng đều.
- Đổ hỗn hợp vào khăn vải đã chuẩn bị rồi chườm lên vùng bị đau. Khi khăn nguội thì thay thuốc mới và tiếp tục chườm khoảng 30 phút. Mỗi ngày người bệnh nên áp dụng bài thuốc này từ 2-3 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất. Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng ngải cứu này giúp giảm đau, làm chậm quá trình gai hóa và giúp người bệnh có thể cải thiện giấc ngủ.
Ngải cứu và mật ong
Mật ong vốn là một vị thuốc gia đình có nhiều tác dụng với các loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh xương khớp. Bài thuốc ngải cứu kết hợp mật ong có công dụng giảm đau, tiêu viêm hiệu quả.
- Bạn cần chuẩn bị sẵn một nắm lá ngải cứu, khoảng 2 thìa mật ong và nửa thìa muối.
- Bạn đem ngải cứu rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Hòa tan hỗn hợp nước ngải cứu, muối, mật ong và thêm một chút nước ấm, chia đều thành 2 phần uống trong ngày.
Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và giấm gạo
Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu, một chai giấm gạo khoảng 200ml và một chiếc khăn sạch.
Cách thực hiện:
- Rau ngải cứu làm sạch, giã nhuyễn, thêm giấm gạo vào và trộn đều. Sau đó, cho hỗn hợp lên bếp đun nóng đến khi cô quánh lại.
- Đổ thuốc ra khăn và chườm lên vùng bị gai hóa. Thay thuốc khi nguội và tiếp tục chườm khoảng 20 phút. Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và rượu trắng
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 bó ngải cứu và rượu trắng.
- Cách thực hiện: Chọn và nhặt phần lá, búp non rồi mang đi rửa sạch rồi giã nát. Cho thêm rượu trắng vào và trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất, cho lên chảo và xào cho đến khi thuốc nóng đều và cô lại. Cho phần thuốc còn nóng vào khăn sạch, bọc lại rồi chườm lên vị trí đau khoảng 20 phút.
Xem thêm >> Sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa: Tác dụng và cách làm đơn giản
Vỏ bưởi, vỏ chanh, ngải cứu
- Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 1 nắm lá ngải cứu, 1kg vỏ chanh, vỏ 2 quả bưởi và 2 lít rượu trắng. Lá ngải cứu, vỏ chanh và vỏ bưởi phải được sao khô trước khi sử dụng.
- Cách làm: Cho toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình thủy tỉnh và đổ rượu trắng vào, ngâm khoảng 1 tháng thì có thể sử dụng. Mỗi ngày bạn nên uống đều đặn 1-2 ly nhỏ.
Lưu ý khi trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Có thể nói ngải cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh tại nhà an toàn mà hiệu quả nhất. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau:
- Đối với những người sử dụng cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu qua đường uống thì không nên quá lạm dụng vì có thể gây ngộ độc.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bài thuốc này.
- Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhưng người bệnh không nên lầm tưởng rằng có thể trị bệnh tận gốc và có thể thay thế cho các phương pháp khác, điều này hoàn toàn sai lầm. Những trường hợp bệnh nặng bắt buộc cần đến cơ sở y tế để được điều trị, phục hồi chức năng đúng cách.
- Nếu đã sử dụng bài thuốc trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu trong thời gian dài mà bệnh không cải thiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả.
Ngoài điều trị thì người bệnh cần dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội… Lưu ý tránh gặp phải chấn thương trong quá trình vận động. Trong thời gian làm việc cần thay đổi tư thế, vận động, đi lại, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Giữ tinh thần thoải mái, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giải trí.
Trên đây là một số cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu. Hy vọng bạn có thể vận dụng những kiến thức trên để phòng ngừa và trị bệnh hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!