Đau hông bên phải là tình trạng bệnh xảy ra khá phổ biến hiện nay. Với các triệu chứng như đau âm ỉ, ê buốt,…thì có thể đây là biến chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy, nó thực chất là bệnh gì, có chữa được không? Mời bạn theo dõi bài viết để giải đáp thắc mắc.
Nội dung chính trong bài
Đau hông bên phải là bệnh gì?
Theo thống kê, cơn đau xuất hiện ở hông bên phải có đến 60% xuất phát từ các bệnh liên quan đến dây thần kinh. Ngoài ra, đây còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh về xương khớp, thận hoặc đường tiêu hóa.
- Đau cột sống lưng: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống… gây bệnh đau thần kinh tọa kéo dài kèm nhức mỏi, ảnh hưởng đến khả năng ngồi, đi lại của người bệnh. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng có thể lan ra hai bên hông đến hai chân.
- Viêm khớp hông: Đau 1 bên hông bên phải có thể do tình trạng tổn thương xương hông gây viêm. Cơn đau buốt lan từ hông bên phải đến háng, đùi nhiều hơn khi ổ chảo khớp hông bị viêm, sưng tấy thậm chí là bị rách.
- Sỏi niệu quản: Khi bị sỏi niệu, ban đầu thận sẽ xuất hiện những cơn đau quặn liên tục kèm theo sốt. Cơn đau bắt đầu tại vùng hông bên phải sau đó lan xuống háng kèm theo chứng đi tiểu có máu, nôn mửa.
- Bệnh gan: Thực tế, bị đau hông bên phải có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh liên quan đến gan. Người bệnh có các triệu chứng khác như ăn không ngon, tiêu hóa kém, chướng bụng,…
- Viêm đại tràng: Các bệnh đường tiêu hóa đặc biệt là viêm đại tràng có thể chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng hông bên phải. Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng điển hình như đau âm ỉ đôi khi đau dữ dội kéo dài ở vùng hông bên phải gây cảm giác khó chịu.
Đau hông bên phải phía sau
Đau vùng hông bên phải phía sau gây ra các cơn đau ê ẩm, nhức mỏi từ vùng hông lan xuống tới chân qua vùng xương chậu. Những cơn đau này thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài khiến người bệnh bức bối.
Ngoài những nguyên nhân trên thì triệu chứng này còn có thể còn có thể xuất phát từ một số lý do như:
- Đau dây thần kinh hông: Cơn đau có thể bắt đầu xảy ra khi nhói ở hai bên lưng và kéo dài đến đùi và mặt sau của bàn chân. Hiện tượng đau xảy ra thường xuyên hơn khi bị chèn ép dẫn đến tổn thương.
- Lười vận động: Không chịu vận động hoặc vận động sai cách gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến cột sống. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra việc chèn ép đến vùng hông cản trở khả năng vận động.
- Chấn thương: Đau mông bên phải phía sau có thể do các tác động xấu (té ngã từ trên cao xuống…) gây ảnh hưởng đến vùng lưng, hông và thường để lại các di chứng về sau. Các cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột nhưng dai dẳng kèm theo hiện tượng buốt gây hạn chế trong việc đi lại.
- Thừa cân: Nguyên nhân gây ra các vấn đề về xương khớp cũng có thể do béo phì. Do cơ thể có trọng lượng lớn đè lên vùng hông, vùng xương chậu trong thời gian lâu dài sẽ làm nhức mỏi, khó chịu cho chính người bệnh, lâu dần dẫn đến đau 1 bên mông phải.
Xem thêm >> Bị đau nhức từ mông xuống bắp chân phải hoặc trái là bệnh gì?
Bị đau vùng hông bên phải phía sau thường gây ra các biến chứng nguy hiểm do người bệnh có tính chủ quan. Do vậy, khi mới phát hiện các triệu chứng bạn cần đi khám và điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ.
Đau hông bên phải phía trước
Đau vùng hông bên phải phía trước có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:
- Tắc ruột: Nguyên nhân gây tắc ruột có thể do sỏi mật lớn hoặc rối loạn chức năng của các cơ. Tắc ruột gây các cơn đau kèm theo táo bón, nôn mửa, đau quặn bụng, khó đi tiểu hoặc đại tiện, đầy bụng, đau ngang hông phía trước vùng bên phải.
- Đau quặn thận: Đau hộng bên phải phía trước có thể do đau quặn thận. Đau thận bên phải thường đi kèm theo các triệu chứng đau ở hông lan man đôi khi dữ dội phía bên phải. Đặc biệt, khi vận động cơ thể quá mức (bê, mang vác đồ nặng,..) cơn đau còn có xu hướng lan xuống hai chi dưới và ảnh hưởng đến những vùng xung quanh.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Các vết loét được tìm thấy ở thành dạ dày hoặc thành ruột non. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, mệt mỏi, đau từ lưng tới hông bên phải phía trước, sụt cân, mất ngủ…Khi bệnh nặng có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.
- Viêm dạ dày ruột: Dạ dày và ruột bị nhiễm trùng hoặc do thức ăn có chứa độc tố gây ra. Bệnh thường xuất hiện với biểu hiện đau âm ỉ bên hông phải, đầy hơi, tiêu chảy, sốt (do nhiễm trùng), buồn nôn,…
Đau vùng hông bên phải phía trước thường liên quan đến các bệnh về dạ dày hoặc ruột non, thận, đại tràng. Những căn bệnh này để lại biến chứng nguy hiểm như: hoại tử ruột, ung thư dạ dày,… Vì vậy, việc điều trị sớm, kịp thời sẽ giúp đẩy lùi bệnh tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Mang thai bị đau hông bên phải đáng ngại không?
Khi mang thai, hầu hết bà bầu đều có hiện tượng đau vùng lưng, vùng hông. Nguyên nhân do tử cung lớn dần gây áp lực lên dây thần kinh hông. Đây là một trong những nhóm dây thần kinh lớn nhất của cơ thể chạy dọc từ tử cung đến chân. Khi thai càng lớn thì tổn thương vùng hông, xương chậu càng rõ rệt.
Nhiều nghiên cứu được công bố trước đó chỉ ra, các cơn đau hông bên phải ở nữ có thể bắt đầu ngay từ ba tháng đầu của thai kỳ và nặng hơn khi càng về những tháng cuối.
Ngoài ra, bà bầu bị đau vùng hông phải có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:
- Thiếu canxi do cơ thể phải nuôi dưỡng thai đã gây áp lực lên vùng xương chậu và lan ra khớp háng gây đau nhức vùng hông.
- Tăng cân quá nhiều cũng khiến tình trạng vùng hông bị tổn thương gây đau nhức ở bà bầu.
- Đau hông bên phải khi mang thai là do bệnh trĩ. Thai phụ thường dễ bị bệnh trĩ vì tử cung áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng khiến các tĩnh mạch bị phình to và sưng. Khi đứng quá lâu thì áp lực sẽ đè nặng và trở nên tệ hơn.
- Đau chuyển dạ: Các cơn đau căng tức do các cơn co thắt tử cung khiến áp lực lên vùng bụng, lưng tăng cao và có thể lan đến vùng hông.
Nhìn chung, tình trạng này không quá nghiêm trọng và sau khi sinh con cơn đau sẽ giảm dần. Tuy nhiên để giảm thiểu tình trạng mang thai bị đau hông bên phải, các mẹ nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông máu, cơ thể dẻo dai.
Dù là nguyên nhân gì và tác động ra sao, nếu bà bầu gặp các triệu chứng như đau nhiều liên tục, đau ra máu, đi tiểu hoặc đại tiện không tự chủ,.. nên đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Đau hông bên phải mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh cần có chế độ ăn uống cũng như tập luyện hiệu quả. Nên để cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều nhất có thể. Nếu đau ở bên phải người bệnh nên nằm nghiêng về bên đó.
Đặc biệt, giảm bớt cường độ làm việc, tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn giúp lưu thông huyết mạch, giảm thiểu các cơn đau và dễ dàng có giấc ngủ sâu. Người bệnh nên sử dụng giày, dép đế bằng giúp giảm áp lực lên mu bàn chân, tăng cường máu lưu thông, giảm đau khu vực hông bên trái và phải.
Khi bị đau hông bên phải có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh gây nguy hiểm đối với cơ thể nếu bạn chủ quan không chữa trị sớm. Vì vậy, nếu cơ thể có dấu hiệu bệnh cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng, kịp, tránh để lại biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.