Đau thần kinh tọa có nên tập thể hình (gym) là băn khoăn của rất nhiều người bởi đây là một môn thể thao phổ biến, tốt cho sức khỏe. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra nhận định rõ ràng.
Nội dung chính trong bài
Đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không?
Dây thần kinh toạ dài nhất trong số tất cả các dây thần kinh của cơ thể, được bắt đầu từ tuỷ sống, qua hông rồi kết thúc ở mặt sau cẳng chân. Chính vì sự quan trọng của nó nên người bệnh bị đau dây thần kinh toạ sẽ có nhiều mức độ đau đớn từ râm ran cho đến dữ dội dải đều qua cột sống thắt lưng, sau mông đùi, hông, chân rồi tới gót chân.
Những cơn do bệnh làm người bệnh mệt mỏi, còn ảnh hưởng tới khả năng vận động làm cho cuộc sống bất tiện nhiều hơn. Thể hình là môn thể thao ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Việc người bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình hay không đều là thắc mắc chùng của nhiều người bị bệnh.
Một lời khuyên đối với những người bệnh mà muốn tập thể hình thì cần tìm những bài tập phù hợp, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh này, làm cho bệnh tình ngày một nặng và khó chữa trị hơn.
Trong những trường hợp biết lựa chọn bài tập phù hợp, tập với thời gian vừa phải sẽ giúp bệnh tình tiến triển tích cực hơn, về lâu về dài sẽ đem lại sức khỏe ổn định cho bệnh nhân.
Một số lợi ích tiêu biểu của việc tập thể hình:
- Môn thể thao dùng sức sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, đầu óc thư thái và thoải mái hơn, giảm căng thẳng và áp lực trong cuộc sống.
- Người bệnh đau thần kinh tọa có thể tập gym nhưng phải được luyện tập với những bài tập được chỉ định từ chuyên gia. Vận động đúng cách làm cho đường máu lưu thông dễ dàng trong cơ thể, giúp tăng cường máu và oxy đến nhiều tuyến xương khớp và sụn. Từ đó, quá trình tái tạo mô cũng diễn ra thuận lợi, cơ thể sẽ khỏe dần lên.
- Tập luyện đúng cách sẽ làm gì đi những cơn đau nhức, đốt sống thắt lưng, cơ xương được kéo giãn kịp thời, những dây thần kinh sẽ thoát khỏi tình trạng bị chèn ép nguy hiểm.
Có thể tin rằng những bài tập thể hình phù hợp là phương pháp bổ trợ tốt cho việc chữa bệnh hiệu quả bên cạnh những bài thuốc Đông Tây y.
Đau thần kinh tọa tập gym có hại không?
Đối với người bệnh những bài tập gym phù hợp thì không gây hại gì cho sức khỏe. Dưới đây sẽ là một số bài tập gym được khuyên dùng cho người bệnh:
Deadlift – Bài tập cho phần lưng dưới
Bài tập nhấc tạ lưng dưới là tên gọi khác của bài tập Deadlift đem lại nhiều lợi ích cho vùng cột sống thắt lưng. Khi nhấc tạ đòn, các đốt sống sẽ được giãn ra và dây thần kinh tọa cũng không phải chịu thêm nhiều áp lực đè nén. Người bệnh đau thần kinh tọa nên áp dụng bài tập này một cách nhẹ nhàng, tránh việc nâng quá nặng sẽ làm cho quá trình tập luyện bị phản tác dụng.
Đầu tiên, bạn giữ tư thế đứng thẳng trên mặt sàn, 2 chân mở ra và hẹp hơn vai tầm 20cm. Tiếp đến, bạn cúi người xuống để nắm thanh tạ, lưu ý 2 tay mở bằng vai.
Bạn cẩn thận giữ thanh tạ để gần ống chân, ngẩng đầu lên, từ từ đứng lên. Trong khi tập, động tác này sẽ lặp đi lặp lại khoảng 5-7 lượt mỗi lần và tập 2-3 lần trong 1 bài.
Khi bị bệnh, bạn không thể có sức khoẻ như người thường, bạn chỉ chọn một mức tạ phù hợp do khả năng chịu đựng hạn chế của cột sống. Trong khi tập luôn giữ thẳng cột sống và không được xoay lưng bằng có thể gặp tai nạn.
Squat – Bài tập thể hình cho người đau thần kinh tọa phổ biến, dễ dàng
Bài tập Squat rất quen thuộc với nhiều người, có tác động lực lớn để phần nửa thân dưới như mông, đùi. Nếu người bệnh tập luyện phù hợp sẽ giúp cho rễ thần kinh không còn bị chèn ép. Tập luyện đủ và đúng là cách giúp bạn giảm những cơn đau nhức hữu hiệu.
Bạn hãy mở 2 chân rộng bằng vai khi đứng thẳng ở mặt sàn. Tiếp đến, tư thế tay là 2 bàn tay đan nhau rồi đặt trước ngực. Bắt đầu hạ trọng tâm một các từ từ và chắc chắn sao cho phần đùi đặt song song với sàn tập là đúng. Đếm đúng một nhịp tập rồi đứng lên, trở lại tư thế đầu tiên. Động tác được làm đều đặn 7-10 lần mỗi lượt và tập 3 lần trong 1 bài. Người bệnh đau thần kinh tọa có nên tập thể hình? Việc tập luyện nếu đúng cách sẽ giúp người bệnh rất nhiều trong việc điều trị. Bài tập Squat là bài tập mà mọi người có thể tham khảo
Trong khi tập động tác này, bạn cần lưu ý thở đều, hạ xuống thì hít sâu, trở lên thì thở ra. Dần dần cơ thể sẽ có bớt mệt hơn và quen với cường độ tập luyện.
Lưu ý khi tập thể hình (gym) với người thần kinh tọa
Đối với việc tập luyện, người bệnh cần sử cẩn trọng nên những lưu ý sau cũng là không thừa:
- Trước khi tập luyện, bạn hãy tập bài khởi động làm ấm người để xương xương khớp giãn ra, không bị quá mệt khi tập và tránh những chấn thương không mong muốn.
- Không nên sử dụng tạ nặng khi tập luyện, chỉ chọn loại phù hợp hoặc dưới sức nâng của bản thân.
- Người bệnh đau thần kinh tọa khi tập gym cần lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ và giai đoạn của bệnh. Từ những động tác nhẹ đến nặng, từ thời gian ít tới thời gian nhiều.
- Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và những chuyên gia thể hình có kinh nghiệm.
- Dùng đai lưng là dụng cụ hỗ trợ cột sống thẳng và nâng cao khả năng chịu lực.
- Nếu thấy mệt hoặc có dấu hiệu khác thường cần đi ngưng tập và đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.
Ngoài việc người bệnh đau thần kinh tọa nên tập thể hình với những bài tập và thời gian phù hợp, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen trong cuộc sống:
- Không nên ngồi lâu ở một tư thế, cần thay đổi thích hợp để không bị mỏi mệt.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay những chất kích thích khác không tốt cho sức khỏe.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kiêng đồ dầu mỡ có hại cho cơ cơ thể.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, dành thời gian tập luyện.
- Tránh mệt mỏi, căng thẳng trong công việc và cuộc sống cũng là một trong những yếu tố cần thiết.
- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn và liều lượng của bác sĩ, không nên thấy đỡ mà ngưng làm mất tác dụng của thuốc.
- Không mang vác đồ vật nặng, lao động quá sức sẽ làm bệnh nặng đi rất nhiều.
- Không leo núi, trèo cây, nhảy dù, đá bóng, chạy nhanh hay chơi những môn thể thao mạo hiểm.
Đau thần kinh tọa nên tập thể hình (gym) với những bài tập và thời gian phù hợp sẽ giúp bổ trợ cho tình trạng bệnh tình triển tích cực hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người bệnh.