Đau 2 bên hông là tình trạng phổ biến gặp ở nhiều người, nhất là đối tượng lao động chân tay. Bệnh gây đau cơ, khó chịu và ảnh hưởng rất lớn công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Vậy đây là bệnh gì, có nguy hiểm không và phải làm sao để dứt điểm tình trạng này? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Đau 2 bên hông là bệnh gì?
Đau ở hai bên hông là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Trong cơ thể con người, hai bên hông là nơi liên kết gồm cơ, khớp và xương. Có hai tác nhân dẫn tới đau hông bao gồm nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý. Trong đó, ẩn giấu đằng sau triệu chứng đau hai bên hông là những căn bệnh xương khớp nguy hiểm như:
- Bị gai cột sống: Gai xương hình thành do chấn thương hoặc quá trình lắng tụ canxi. Các gai này chèn ép dây thần kinh tọa gây đau mỏi thắt lưng và đau 2 bên hông.
- Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Thường xuất hiện ở người trung niên do khi còn trẻ lao động nặng quá sức. Đĩa đệm, đốt sống bị biến dạng, giảm khả năng đàn hồi do đó tác động lên dây thần kinh gây cảm giác đau vùng hông.
- Thoái hóa cột sống: Quá trình lão hóa xương khớp ảnh hưởng tiêu cực đến sụn khớp và đốt sống, gây cảm giác đau nhức khó chịu khi làm việc và cả đau 2 bên hông.
- Sỏi thận: Sỏi từ trong cơ thể do không đào thải ra hết tích tụ thành các viên sỏi có đầu nhọn với kích thước to. Sỏi tác động lên đường ruột gây cảm giác đau đớn dần dần lan ra phần mạn sườn, hông và đùi.
- Loãng xương: thiếu hụt canxi khiến mật độ xương giảm, gây ra tình trạng loãng xương. Khi người bệnh làm việc lâu sẽ gây ra tình trạng đau mỏi phần lưng và đau hai bên hông.
Ngoài các bệnh lý nêu trên thì đôi khi, đau ở hai bên hông chỉ là hệ lụy của một số thói quen làm việc và sinh hoạt sai cách, bao gồm:
- Ngủ không đúng tư thế: Một số người thường nằm úp, kê đầu quá cao hoặc thường xuyên quay về một bên.
- Tư thế làm việc không đúng: Bê vác vật nặng quá sức hay ngồi làm việc trong tư thế không thẳng lưng trong thời gian dài.
- Do chấn thương: Bị tác động một lực mạnh vào hông do tai nạn thể thao, tai nạn lao động,…
Đau hai bên hông nguy hiểm không?
Tùy theo nguyên nhân dẫn đến đau 2 bên hông mà quy định mức độ nguy hiểm của bệnh. Người ta thường căn cứ vào mức độ cũng như tần suất xuất hiện của cơn đau để dự đoán về tình trạng bệnh.
Nếu cơn đau vùng hông xuất hiện ở mức không thường xuyên và đau ở mức độ nhức mỏi, ê buốt nhẹ có thể dự đoán đây mới là giai đoạn đầu của bệnh, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người. Nếu cơn đau vùng hông xuất hiện thường xuyên và cảm giác đau khó chịu, ê buốt đến tận xương khiến người bệnh không đứng lên được, có thể dự đoán đây là giai đoạn khá nguy hiểm của bệnh đau 2 bên hông.
Đau ở hai bên hông dù ít hay nhiều cũng có ảnh hưởng đến cơ thể con người, nhẹ thì dẫn đến giãn cơ, nặng thì gây hạn chế vận động, teo cơ, thậm chí là bại liệt toàn thân. Nếu không kịp chữa trị có thể gây ra biến chứng về già như còng rạp.
Vì vậy, dù biểu hiện của đau 2 bên hông thường xuyên hay không, bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Việc thăm khám, sử dụng thuốc điều trị và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ giúp bạn tránh được các ảnh hưởng sau này.
Có thể thấy, khi cơ thể thiếu canxi thường xuất hiện các bệnh liên quan đến đau hai bên hông thường. Nếu chưa thể tới các cơ sở y tế để thăm khám, bạn nên giảm cường độ cũng như bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt là canxi. Nhưng tốt nhất vẫn nên đi khám và sử dụng thuốc sẽ giúp điều trị dứt điểm hơn.
Đau 2 bên hông phải làm sao?
Nguyên nhân chính của đau ở 2 bên hông là nguyên nhân cơ học (thói quen sinh hoạt, làm việc) và nguyên nhân bệnh lý. Vì vậy để khắc phục tình trạng đau ở hai bên hông, người lao động phải tìm giải pháp cho nguyên nhân trên. Người bệnh có thể áp dụng các cách sau:
Chườm ấm hoặc lạnh lên vùng bị đau 2 bên hông
Sử dụng túi chườm nước ấm hoặc nước lạnh lên hai bên hông là giải pháp tạm thời để giảm đau. Kết hợp với sử dụng túi chườm, bạn nên để cơ thể được nghỉ ngơi. Một ngày thực hiện chườm 2 -3 lần để hiệu quả giảm đau xuất hiện nhanh hơn.
Người đau 2 bên hông nên cải thiện thói quen sinh hoạt
Loại bỏ các thói quen và tư thế xấu khi làm việc và sinh hoạt giúp giảm tình trạng đau hông. Thay vì ngủ quay về một bên, bạn nên nằm ngửa giúp các mạch máu được lưu thông dễ dàng, các cơ trên cơ thể được thư giãn. Theo khuyến cáo, nằm ngủ quay về bên phải nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan nội tạng.
Khi làm việc, để tránh bị đau 2 bên hông người lao động nên hạn chế mang vác đồ nặng và làm việc gắng sức trong thời gian dài. Đối với nhân viên văn phòng, sau khi ngồi làm việc từ 1-2h, có thể đứng lên đi lại, vận động nhẹ để mắt và cơ thể được thư giãn.
Ngoài ra, người mắc bệnh này nên thực hiện tập thể dục thường xuyên. Người bệnh nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, các bài tập uốn dẻo và phát triển cơ. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm tình trạng đau hông bên trái, đau cả hai bên mà còn giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể.
Bổ sung canxi khi bị đau 2 bên hông
Canxi cũng là khoáng chất quan trọng giúp xương rắn chắc, cơ thể khỏe mạnh. Mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau ở hai bên hông là do xương thiếu hụt canxi. Do đó, việc bổ sung canxi là cần thiết. Bạn có thể bổ sung canxi qua thuốc uống hoặc thức ăn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp bổ sung canxi trực tiếp nên người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm. Một số thực phẩm giàu canxi như: tôm, ghẹ, cua, ốc,…
Dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật khi bị đau 2 bên hông
Các biện pháp bên trên chỉ là giải pháp tạm thời chứ không để chữa trị đau hông hai bên triệt để. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho bạn nên sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm hoặc can thiệp phẫu thuật.
Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để kiểm tra. Căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng đau ở hai bên hông mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên sử dụng thuốc hay phẫu thuật.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh đau 2 bên hông cũng như phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.