Cách chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa và phiếu chăm sóc cụ thể như thế nào? Vì đây là loại bệnh lý tương đối nguy hiểm nên cần sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía người thân và bác sĩ. Do đó, việc lập nên kế hoạch và điền đủ thông tin vào phiếu chăm sóc góp phần khiến quá trình theo dõi diễn ra thuận lợi hơn.
Nội dung chính trong bài
Phiếu chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa
Phiếu chăm sóc bệnh nhân là một dạng văn bản, ghi rõ tình trạng bệnh và kế hoạch chăm sóc người bệnh của điều dưỡng và gia đình. Những thông tin trên này phải được thể hiện ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, không bị trùng lặp. Phiếu được thực hiện ngay sau khi người bệnh nhập viện hoặc đang theo dõi diễn biến bệnh.
Đối với căn bệnh phức tạp như bệnh lý thần kinh tọa, mọi bệnh nhân đều cần có một tờ phiếu chăm sóc để dễ dàng theo sát các triệu chứng. Quy cách phiếu chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa gồm 5 phần: Hành chính, chẩn đoán, hành động, ngày và giờ, điều dưỡng ký tên. Cụ thể như sau:
- Hành chính: Phần này ghi rõ những thông tin cơ bản về lý lịch bệnh nhân bao gồm họ tên, nghề nghiệp, giới tính, ngày sinh, khoa, giường, ngày nhập viện.
- Chẩn đoán điều dưỡng: Từ khi nhập viện, các điều dưỡng sẽ tiến hành nhận định nhu cầu chăm sóc của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có diễn biến mới hoặc nặng hơn, điều dưỡng sẽ chuẩn bị các thủ thuật chuyên sâu hơn. Tất nhiên những giai đoạn này đều đã thông qua sự cho phép của bác sĩ phụ trách.
- Hành động điều dưỡng: Dựa theo các nhận định, ghi chép của phần chẩn đoán mà các bác sĩ sẽ có những động tác chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa cụ thể.
- Chăm sóc: Hỗ trợ thay đổi tư thế, các bài tập vật lý trị liệu, thiết lập khẩu phần ăn, chuẩn bị trước tiểu phẫu,…
- Xử lý: Khi người bệnh khó thở, điều dưỡng cung cấp thiết bị thở oxy. Khi người bệnh đau nhức dữ dội, điều dưỡng sẽ thực hiện chườm nóng, lạnh để giảm đau.
- Theo dõi: Tình trạng bệnh trở nặng hơn, cơn đau lan rộng xuống hai bắp chân, gây hạn chế khi di chuyển.
- Dự phòng: Khi người bệnh được phép ra viện, điều dưỡng sẽ ghi chú các biện pháp chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh tọa tại nhà và dự phòng tái phát.
- Ngày và giờ: Tất cả những chẩn đoán, nhận định trên sẽ được ghi chú ngày giờ cụ thể để thuận lợi theo dõi.
- Điều dưỡng ký tên: Điều dưỡng nào thực hiện các bước trên sẽ ký tên vào cột này để các bác sĩ dễ hỏi thăm tình trạng bệnh nhân.
Cách chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa
- Giảm nhanh các cơn đau tại nhà: Để đẩy lùi các cơn đau ở dây thần kinh tọa, bạn nên áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà như sau:
- Xoa bóp: Lực từ bàn tay sẽ tác động đến cơ xương khớp, làm giãn các dây chằng, giải phóng những áp lực nơi rễ thần kinh. Từ đó, các cơn đau nhức được cải thiện rõ rệt.
- Chườm nóng: Khi các cơn đau khởi phát, người bệnh có thể chườm nhẹ các túi chườm lên vùng cột sống bị tổn thương. Cách chăm sóc đau thần kinh tọa này có tác dụng thư giãn cột sống, làm giảm sự chèn ép lên đường dây thần kinh tọa, giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý nên chườm với nhiệt độ vừa phải, tránh trường hợp bỏng da.
- Chườm lạnh: Đối với bệnh nhân bệnh lý thần kinh tọa kèm theo triệu chứng sưng nóng ngoài da, chườm lạnh là phương pháp tối ưu nhất. Người bệnh bỏ đá vào túi chườm, rồi đặt lên khu vực bị đau. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp giãn cơ, đánh tan máu bầm, giảm tình trạng sưng viêm.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Thói quen sinh hoạt đóng vai trò thiết yếu trong chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa. Người bệnh nên hoạt động, nghỉ ngơi đúng tư thế, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu. Thay vào đó, người bệnh nên đứng dậy đi lại tầm 5-10 phút. Tốt nhất lúc ngồi, người bệnh kê một chiếc gối để tựa lưng, tạo điểm tựa cho cột sống, làm giảm các áp lực. Thêm vào đó, bệnh nhân không nên bưng bê vật nặng, sẽ khiến bệnh tình trở nặng hơn.
- Thiết lập chế độ ăn khoa học: Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý trong chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh tọa là rất quan trọng. Điều này quyết định cơ thể hấp thu dưỡng chất nào, tránh xa các thực phẩm nào. Bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D, canxi, chất xơ,… Hạn chế sử dụng những chất kích thích và đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.
- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng: Luyện tập thân thể giúp các cơ xương cử động linh hoạt, dẻo dai hơn. Đồng thời, các bài tập cũng giúp người bệnh kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh trường hợp tăng cân gây chèn ép dây thần kinh. Người bệnh nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như Yoga, đi bộ,…
Xem thêm >> Chữa đau thần kinh tọa bằng diện chẩn: Cách xem và diện chẩn mặt
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh tọa
Để quá trình chăm sóc diễn ra thuận lợi hơn, người bệnh nên chú ý những vấn đề sau:
- Thời tiết trở lạnh sẽ khiến các cơn đau gia tăng dữ dội. Do đó, bệnh nhân nên giữ ấm cơ thể bằng cách mặc thêm nhiều áo khoác, hạn chế đi ra ngoài trời gió trong khí hậu này.
- Tránh trường hợp bệnh thêm bệnh, các bạn nên tăng cường bổ sung dưỡng chất để có một sức đề kháng tốt, chống chọi với mọi bệnh tật.
- Trong thời gian điều trị và chắm sóc đau thần kinh tọa, người bệnh không nên bưng vác vật nặng, sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân nữ không đi giày cao gót trong thời điều trị, tránh trường hợp các rễ thần kinh bị chèn ép dữ dội hơn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng giày đế mềm, đi êm chân.
- Chuẩn bị các loại nệm mềm để người bệnh giảm đau khi ngồi, nằm.
- Trường hợp nguyên nhân do những bệnh lý nguy hiểm gây ra như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,…, các biện pháp giảm đau tại nhà không thể giải quyết được vấn đề. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được điều trị chuyên sâu.
- Khi cơn đau bùng phát dữ dội, người bệnh không nên di chuyển hay vận động mạnh. Cách chăm sóc đau thần kinh tọa đúng đắn nhất lúc này là nằm nghỉ.
- Người bệnh cũng có thể nhờ người thân hoặc các chuyên gia hỗ trợ xoa bóp, massage vào vùng xương bị tổn thương để cải thiện các cơn đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một vài liệu pháp giảm đau tại nhà như chườm nóng, châm cứu, chườm lạnh, bấm huyệt,…
- Tùy vào từng cơ địa và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị khác nhau. Bạn không được tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Để giảm nhanh các cơn đau, bạn có thể thực hiện các liệu pháp trị liệu như kéo giãn cơ, nắn cột sống,…
- Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn tập các môn thể thao nhẹ nhàng để giúp gân cốt linh hoạt hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên nhờ huấn luyện viên hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa để tránh tình trạng tập sai tư thế, gây trật khớp xương.
Trên đây là các cách chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa và phiếu chăm sóc cụ thể. Hy vọng qua đó người bệnh đã hiểu rõ hơn, đồng thời áp dụng các biện pháp thành công để giúp bệnh tình nhanh chóng hồi phục.