Cây đinh lăng được trồng khá phổ biến ở nước ta và là một vị thuốc sở hữu nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể uống nhiều nước lá đinh lăng có tốt không, có tác dụng gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính trong bài
Uống nhiều nước lá đinh lăng có tốt không?
Nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam vẫn thường gọi cây đinh lăng với cái tên dân giã là “cây sâm của người nghèo”. Nguyên nhân bắt nguồn từ tên gọi này đó chính vì đinh lăng rất dễ tìm, rẻ tiền nhưng lại sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hiện nay hiệu quả của đinh lăng trong việc điều trị bệnh đã được Y học cổ truyền công nhận thông qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Điểm qua một vài tác dụng nổi trội của cây đinh lăng như phong thấp, ho, nổi mề đay, chữa tắc sữa,…Ngoài ra, tinh chất được chắt lọc từ lá đinh lăng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa dị ứng và phòng các chứng cảm lạnh thông thường.
Tuy nhiên nếu uống quá nhiều nước lá đinh lăng liệu có tốt không? Theo các chuyên gia, việc sử dụng nước lá cây đinh lăng nhiều sẽ gây nên một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí việc uống quá nhiều loại nước này sẽ làm phản tác dụng chữa bệnh.
Được biết trong cây đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất saponin có thể gây ra chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí là phá hủy hồng cầu. Vậy nên trước khi sử dụng lá đinh lăng để chữa trị bệnh thì bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia để đảm bảo sử dụng đúng cách và tốt cho cơ thể nhất. Đồng thời, bạn cũng cần uống một lượng vừa đủ để hạn chế những tác dụng không mong muốn.

Cách uống lá đinh lăng tốt nhất
Cách sử dụng lá đinh lăng rất đa dạng. Tuy nhiên chúng được dùng chủ yếu làm trà để giải độc. Đặc biệt phụ nữ sau sinh sử dụng rất tốt. Cụ thể cách dùng lá cây đinh lăng như sau:
Lá đinh lăng khô pha trà hoặc nấu nước uống
Tốt nhất bạn nên sử dụng lá của cây đinh lăng ở dạng khô để pha trà, như vậy vừa đạt hiệu quả cao mà còn dễ dàng bảo quản. Đầu tiên bạn hãy lựa chọn những lá đinh lăng tươi, đem rửa sạch sau đó sao vàng hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi khi pha trà chỉ cần lấy một nắm vừa đủ và hãm với nước sôi là được.
Thay vì hãm trà bằng ấm thì bạn có thể hãm trà vào tích, đồ nước sôi vào hãm khoảng 15 phút có thể uống cả ngày.
Để gia tăng hiệu quả, một số người còn sao vàng hạ thổ hoặc bổ sung một số loại lá khác.
Lá đinh lăng tươi pha trà uống
Nếu nhà bạn trồng đinh lăng hoặc có điều kiện mua thì nên dùng lá đinh lăng tươi pha trà là tốt nhất. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá, cho vào ấm đun.
Lưu ý: Bạn nên lựa chọn lá già chút sẽ chứa nhiều dưỡng chất hơn.
Tác dụng của lá đinh lăng
Theo đông y, lá đinh lăng có vị hơi đắng, tính mát mang lại công dụng giải độc, chống dị ứng, chữa ho ra máu,… Do sở hữu nhiều lợi ích nên lá cây đinh lăng hiện nay được dùng rất phổ biến:
Nước lá đinh lăng bồi bổ sức khỏe cho sản phụ
Sức khỏe sau sinh của chị em phụ nữ thường bị yếu dần đi, cơ thể bị bào mòn đáng kể. Bởi vậy để bồi bổ, phục hồi sức khỏe bạn hãy uống nước lá đinh lăng hoặc dùng để nấu canh lấy nước uống.
Cách thực hiện: Lấy khoảng 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch để ráo rồi nấu làm canh cùng với thịt hoặc cá.
Lưu ý: Bạn không nên nấu canh lá cây đinh lăng quá lâu sẽ bị mất chất dinh dưỡng.

Giúp ngăn ngừa dị ứng
Với người có cơ địa nhạy cảm bạn có thể dùng nước lá đinh lăng để phòng ngừa tình trạng dị ứng. Bởi công dụng chính của lá cây đinh lăng là giải độc, thanh nhiệt.
Cách thực hiện:
Lấy khoảng 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, hãm với 200ml nước sôi trong khoảng 5-7 phút rồi chắt lấy nước cốt để uống.
Sử dụng đều đặn hàng ngày cho đến khi các triệu chứng biến mất.
Chữa tắc sữa cho mẹ sau sinh
Nước lá đinh lăng cũng có công dụng rất tốt cho các bà mẹ gặp phải tình trạng ít sữa, tắc sữa.
Cách thực hiện:
Lấy khoảng 30g lá cây đinh lăng, rửa sạch, sắc với nước ở lửa nhỏ. Khi tinh chất của lá đinh lăng được tiết ra hết, bạn chia hỗn hợp này làm 2 phần và uống khi còn ấm.
Lưu ý: Nếu nước nguội thì nên hâm lại, không nên dùng nước lạnh hoặc để đến ngày hôm sau mới dùng.
Điều trị đau tử cung, rối loạn kinh nguyệt
Uống nước lá đinh lăng thường xuyên còn mang lại tác dụng rất tốt trong việc điều trị khí huyết tắc nghẽn, rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt loại nước này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ổn định đường huyết và giảm nguy cơ đau bụng và cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh.
Thực hiện:
Người bệnh hãy lựa chọn phần cành và lá của đinh linh, sau đó đem rửa sạch, sao vàng. Mỗi ngày lấy một nắm lá và cành đinh lăng hãm với nước sôi. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ đạt được hiệu quả tối ưu.
Lá đinh lăng chữa bệnh tiêu hóa
Một tác dụng khác của lá đinh lăng đó chính là hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Một số bệnh lý có thể được kể đến như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu.
Người bệnh chỉ cần lấy một nắm lá đinh lăng sắc với nước sôi và uống liên tục trong nhiều ngày, các triệu chứng về đường tiêu hóa sẽ được cải thiện rõ rệt.
Trên đây là giải đáp của chuyên gia về việc uống nhiều nước lá đinh lăng có tốt không và tổng hợp những tác dụng tuyệt vời của lá cây đinh lăng. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cây thuốc quý này. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!