Cây Hoàng Cầm là một loài cây không còn quá xa lạ với nhiều người dân Việt Nam, thế nhưng không phải ai cũng biết nó còn là dược liệu quý. Bài viết hôm nay xin được cùng bạn đọc chia sẻ một số thông tin hữu ích về thành phần, tác dụng, giá bán của loại thảo dược này.
Nội dung chính trong bài
Giới thiệu về cây Hoàng Cầm
Cây Hoàng Cầm là loại thực vật thân thảo với vòng đời kéo dài nhiều năm. Cây trưởng thành có chiều cao từ ba mươi cm đến sáu mươi cm, thân có hình ống dài, phân thành nhiều nhánh con.
Bên cạnh cái tên Hoàng Cầm, loài cây này còn có rất nhiều các tên khác như hoàng kim trà, điều cầm, thử vĩ cầm hay không trường và hủ trường (theo sự ghi chép của đầu sách y học cổ truyền khác nhau). Còn đối với sự nghiên cứu của khoa học hiện đại ngày nay, loài cây này thuộc vào họ Lamiaceae, với pháp danh chính thức là Scutellaria baicalensis Georg.
Lá của Hoàng Cầm phát triển đối xứng nhau, cuống của lá rất ngắn trong khi phiến lá hình thoi thon dài, màu xanh non mởn, có độ dài chừng một đốt rưỡi ngón tay trỏ. Cây Hoàng Cầm chủ yếu đơm bông ở phần ngọn, các hoa sẽ nằm ở một bên nhất định. Hoa của nó hình loa, đầu cách xòe giống đôi môi, có màu tím nhạt xen lẫn sắc lam đẹp mắt. Bầu hoa Hoàng Cầm gồm có 2 nhị nhỏ và 2 nhụy lớn, đài hoa chia bốn răng cưa ôm sát lấy bông.
Đặc biệt là bộ rễ của cây Hoàng Cầm phát triển khá mạnh, củ rễ có hình cây chùy, vỏ ngoài sần sùi màu nâu nhạt. Phần lõi của củ rễ mang màu vàng nhạt.
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa thể trồng được cây Hoàng Cầm, mà chủ yếu nó được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc. Hoàng cầm được xem là loại thực vật bản địa của các nước Đông Á, Liên Bang Nga và các quốc gia châu Âu. Ở xứ sở của Đông y, nó có địa bàn phân bố ở những khu vực miền núi như Diên An, Thiểm Tây, Liêu Ninh, Hà Nam, Hà Bắc, Hắc Long Giang,…
Mùa đơm hoa của hoàng cầm rơi vào những tháng mùa thu là tháng bảy và tám, trong khi đó cây sẽ kết quả khi tiết trời vào cuối tháng tám đến tháng chín. Vụ thu hoạch của cây Hoàng Cầm chủ yếu rơi vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Bộ phận được sử dụng làm vị thuốc của cỏ Hoàng Cầm chính là củ rễ. Hình dáng của bộ rễ khi khô thon dài, chóp nhọn về phía đuôi, lớp vỏ ngoài xù xì. Thông thường thì rễ loài cây này sẽ có chiều dài trong khoảng từ mười đến mười lăm cm, bề ngang dao động từ 0.24 đến 0.25 cm. Phần lõi càng đặc ruột thì công dụng trong điều trị bệnh càng tốt.
Theo y học Trung Hoa, Huang (黄/ Hoàng) mang nghĩ là màu vàng trong khi Qin (芩/ Cầm) có ý chỉ kim thảo (cây thuốc màu vàng đồng). Chính vì thế, cây Hoàng Cầm là dựa vào màu sắc thành phẩm mà đặt tên, vô cùng đơn giản và dễ nhớ. Trong suốt hành trình hơn một ngàn năm phát triển của của y học cổ truyền, Hoàng Cầm luôn được xem là dược liệu quý, xuất hiện trong rất nhiều sách vở, ghi chép tư liệu và trở thành một vị thuốc truyền thống với người dân Việt Nam.
Cây Hoàng Cầm có tác dụng gì?
Có thể bạn chưa biết rằng Hoàng Cầm đã được ứng dụng lâm sàng trong chữa bệnh ở các quốc gia Đông Á trong suốt 2000 năm lịch sử, đặc biệt là với con người đất nước tỷ dân. Cũng theo sách y của Trung Quốc, Hoàng Cầm được ghi chép rất nhiều đối với việc điều trị cảm lạnh và viêm phổi do vi khuẩn.
Trong cuốn Thương Hàn Luận (viết năm 200 sau Công Nguyên) của danh y Trương Trọng Cảnh, cây Hoàng Cầm có vị đắng xen lẫn vị ngọt, mang tính lạnh, quy vào các kinh là tâm, đờm, phế và đại trường. Nó có tác dụng thanh nhiệt tích tụ trong cơ thể, giải trừ độc tố tích tụ, phế tả hỏa và giúp phụ nữ an thai.
Đến những năm 1994, các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng công thức Sho-saiko-to có thành phần là Hoàng Cầm cho các bệnh nhân viêm gan trong năm năm. Kết quả là chức năng gan cải thiện đến 78%, ở cả các đối tượng viêm gan B, viêm gan non-type A và viêm gan C, chỉ số enzyme của men gan cũng đạt những lợi ích đáng kể.
Bên cạnh đó, một số bộ phận của cây Hoàng Cầm cũng được ứng dụng trong việc ngăn chặn tiến triển của ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ thông qua thí nghiệm lâm sàng với bài thuốc Phế Phúc Phương (y học cổ truyền Trung Hoa).
Thành phần hóa học và đặc tính của cây Hoàng Cầm
Thành phần
Cây Hoàng Cầm có khả năng sản xuất ra rất nhiều các hoạt chất tự nhiên khác nhau bao gồm axit amin, tinh dầu, flavonoid, phenylethanoid và sterol. Trong đó, chỉ riêng trong bộ rễ của nó đã chứa đến hơn ba mươi loại flavonoid, có thể kể đến là baicalin, baicalein, chrysin, oroxylin A, oroxylin A 7-O-glucuronide, wogonin và wogonoside. Nói chính xác hơn thì baicalin, baicalein, wogonin và wogonoside là các hoạt chất sinh học chính trong chiết xuất rễ Hoàng Cầm.
Bên cạnh đó, trong thân, lá và hoa của cây Hoàng Cầm còn có chứa các chất hóa học sau: Anthocyanin, naringenin, scutellarein, scutellarin, apigenin, glycoside, chrysin.
Đặc tính của cây Hoàng Cầm
- Chống lại tế bào ung thư: Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng chiết xuất cây Hoàng Cầm có thể gây độc cho một loạt những tế bào ung thư như u não, tiền liệt tuyến và biểu mô tế bào ở vùng đầu và cổ. Chiết xuất lỏng từ rễ của Hoàng Cầm có chứa hoạt chất apoptosis giúp thay đổi nồng độ của gen Bcl, ức chế cyclin p27 và c-myc oncogene, từ đó ngăn chặn phát triển tế bào ung thư và u tủy sống. Các hoạt chất flavonoid như baicalin, wogonoside, aglycones baicalein và wogonin cũng mang lại hiệu quả trong việc chống lại tế bào ung thư.
- Bảo vệ chức năng gan: Rễ Hoàng Cầm được y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các vấn đề viêm gan, xơ gan và ung thư biểu bì ở gan. Chính hoạt chất baicalin có trong Hoàng Cầm đã giúp ngăn ngừa và đảo ngược quá trình hoạt động của tế bào stellate gây xơ hóa.
- Tính chất kháng khuẩn và kháng virus: Chiết xuất từ rễ cây Hoàng Cầm được chứng minh là có tác dụng chống lại một số chủng vi khuẩn sau: Bacillus cereus, Escherichia coli, Listeria monocytogenes, Salmonella anatum và Staphylococcus aureus. Không chỉ vậy, các loại vi trùng như Aspergillus fumigatus, Candida albicans, Geotrichum Candidum và Rhodotorula rubra cũng bị tác động đáng kể bởi chiết xuất Hoàng Cầm. Các hoạt chất baicalein và baicalin của laoij thực vật này còn được ghi nhận chống lại virus gây suy giảm miễn dịch ở người, chính là HIV.
Cây Hoàng Cầm bao nhiêu tiền?
Do với đặc thù là cây Hoàng Cầm không thể trồng được tại Việt Nam mà phải nhập khẩu từ nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc, vì vậy giá thành của dược liệu này sẽ khá cao. Hơn nữa, tùy vào nơi bán mà giá cả sẽ có những dao động khác nhau. Theo như tìm hiểu của bài viết, hiện nay trên thị trường rễ Hoàng Cầm (đã được sơ chế và sấy khô) đang được chào bán với số tiền là khoảng ba trăm nghìn VNĐ cho một kg thuốc.
Cây Hoàng Cầm mua ở đâu?
Hoàng Cầm vốn là một dược liệu Đông y nên bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng tại các nhà thuốc y học cổ truyền. Bài viết xin được chia sẻ 2 trong số những địa chỉ uy tín bán sản phẩm từ cây Hoàng Cầm để bạn đọc cùng tham khảo: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và Phòng chẩn trị YHCT An Dược.
Bạn cũng có thể chọn cách đặt mua online nếu không có nhiều thời gian tại một số các trang web mua sắm lớn như lazada, shopee,.. Tuy nhiên hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu kỹ để tránh mua phải hàng giả và hàng kém chất lượng.
Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho độc giả về cây Hoàng Cầm. Hãy luôn là một người tiêu dùng thông minh vì sức khỏe của bạn và những người thân yêu.