Cây Liên Kiều có lẽ vẫn còn là một loại thực vật còn nhiều xa lạ với người dân đất Việt. Tuy nhiên nó lại chính là một dược liệu quý dùng trong chữa trị nhiều loại bệnh. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về loài cây nhiều lợi ích này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Giới thiệu về cây Liên Kiều
Ngoài tên gọi Liên Kiều, loài cây này còn sở hữu nhiều tên gọi khác. Trong bộ sách từ điển tra cứu về Dược học Trung Quốc, nó là đại hoa, giản kiều, tỳ liên nhưng ở Trung Dược Chí, các thầy thuốc lại dùng không kiều, không xác để chỉ loại cây này. Còn đối với nền y khoa hiện đại bây giờ, cây Liên Kiều thuộc vào họ hoa nhài Oleaceae với danh pháp chính thức là Forsythia Suspensa Vahl.

Đây là một loại cây bụi (có một thân chính và nhiều nhánh dài), chiều cao trung bình của nó là ba mét nhưng có thể phát triển thêm nếu được uốn dáng cạnh tường. Các nhánh của Liên Kiều thường có hình ống dài và dáng cong vòng ôm lấy thân chính. Vỏ của cây màu nâu nhạt, trơn nhẵn không có phủ lông.
Lá của cây Liên Kiều là kiểu lá đơn hoặc phát triển theo từng nhóm nhỏ, hình con thoi tròn, rìa lá có răng cưa. Thông thường mỗi phiến là có kích thước bề rộng là hai đến bốn cm, trong khi chiều dài là khoảng ba đến bốn cm. Hoa Liên Kiều đơm xen kẽ với lá cây, hình chuông với đầu cánh xẻ bốn, màu sắc vàng tươi đẹp mắt. Mỗi một bông hoa đều có hai nhị đực và hai nhụy cái. Trái của cây Liên Kiều có hình bầu dục, vỏ ngoài sắc vàng nâu nhàn nhạt, bên trong có chứa rất nhiều hạt. Kích cỡ của quả Liên Kiều khá nhỏ, chỉ tầm một viên bi ve.
Cây Liên Kiều là loài có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa, với địa bàn phân bố chủ yếu là các tỉnh An Huy, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây và Tứ Xuyên. Nó được trồng tại những nơi có độ cao so với mực nước biển là 300 đến 2200 m. Bên cạnh đất nước tỷ dân, Nhật Bản cũng là quốc gia Đông Á có lịch sử trồng Liên Kiều lâu đời.
Mùa ra trái Liên Kiều rơi vào khoảng thời gian tháng bảy đến tháng chín trong năm, vì vậy người trồng có hai cách thu hái và bào chế. Nếu muốn dùng trái cây Liên Kiều còn non thì chọn lúc tháng tám đến tháng chín, đem về trần với nước đun sôi sau đó đem phơi khô dưới nắng mặt trời. Còn nếu chọn trái đã chín vào độ thì là khoảng những ngày cuối tháng mười, thu hoạch rồi sấy khô tự nhiên trong nắng thu.
Cây Liên Kiều không chỉ được dùng để làm cảnh bởi vì dáng đứng thanh nhã, màu hoa vàng rực rỡ điểm xuyết với lá xanh mà còn là một vị thuốc có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Bộ phận được dùng làm dược liệu phổ biến của Liên Kiều chính là quả của nó, sau khi đã sấy khô kỹ càng. Theo các sách y ghi chép lại, cả phần vỏ và hạt (tâm) của trái Liên Kiều đều có thể được sử dụng hiệu quả trong điều trị.
Cây Liên Kiều có tác dụng gì?
Liên kiều có thể xem là một loài cây đa năng vì nó được dùng với rất nhiều mục đích khác nhau. Một trong những lợi ích đơn giản nhất khi nhắc đến là để dùng làm cây cảnh.
Nguyên nhân là vì hoa của cây Liên Kiều trông khá tương đồng với nhài mùa đông (winter jasmine) cùng với thời điểm đơm bông là vào đầu xuân. Do vậy, màu hoa vàng tươi mơn mởn hòa với hương thơm dịu nhẹ của Liên Kiều khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho việc trang trí cảnh sắc ở sân sau. Rất nhiều người Trung Quốc, Nhật Bản trồng nó thành hàng rào tự nhiên.
Bên cạnh lợi ích kể trên, Liên Kiều còn là một vị thuốc Đông y bởi vì từ lá, thân, quả và rễ đều có thể dùng trong mục đích chữa bệnh. Lá cây Liên Kiều đã được chứng minh là có tác dụng rất tốt trong điều trị cao huyết áp, tiêu chảy, đau họng và một số bệnh nhẹ khác.

Trong khi đó, hạt của quả cây Liên Kiều có thể dùng ép lấy tinh dầu có lợi cho sức khỏe. Cuối cùng là thuốc sắc từ hoa và quả còn non của Liên Kiều có tác dụng diệt khuẩn, acaricidal và chăm sóc cho da. Việc dùng nước thuốc này rửa mặt vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm tình trạng nám da, phát ban nhẹ, mụn trứng cá và nếp nhăn do lão hóa.
Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng phổ kháng khuẩn của quả cây Liên Kiều khá lớn, bên cạnh đó còn là tác dụng chống viêm hiệu quả. Chính vì thế, nó giúp làn da xây dựng được lớp bảo vệ chống viêm, loại bỏ tình trạng sưng của mụn, tiêu trừ độc tố và ức chế bài tiết chất nhờn, giúp giảm tình trạng da dầu.
Thành phần hóa học và đặc tính của cây Liên Kiều
Thành phần hóa học
- Trong trái của cây Liên Kiều có các hợp chất sau: Lignans, phenylethanoid glycoside, steroid, triterpenoid và forsythol.
- Trong trái Liên Kiều đã sấy khô có chứa axit 3β-acetyl-20α-hydroxy ursan-28-oic, axit betulinic, axit oleanolic, pinoresinol-b-D-glucoside, suspensa side.
- Trong cây Liên Kiều còn có saponin và alkaloid chiếm tỷ lệ chừng 0.2%, theo như báo cáo nghiên cứu của viện nghiên cứu y học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đặc tính của cây Liên Kiều
- Liên Kiều có tính kháng khuẩn phổ rộng: Thành phần kháng khuẩn chủ yếu đến từ forsythol và các loại tinh dầu dễ bay hơi của nó. Chúng có công dụng ức chế khá mạnh với staphylococcus aureus, shigella, virus cúm, leptospira và một số vi khuẩn mầm bệnh khác.
- Cây Liên Kiều có tác dụng chống viêm và hạ sốt.
- Axit oleanolic có trong liêu kiều sấy khô có tác dụng tăng cường chức năng tim, hạ huyết áp đồng thời giúp lợi tiểu.
- Vitamin P giúp làm giảm tính thấm và tính dễ vỡ của thành mạch máu, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tan máu.
- Thuốc sắc giúp ngăn ngừa tình trạng nôn mửa và giúp bảo vệ chức năng hoạt động của lá gan.
Cây Liên Kiều có giá bao nhiêu tiền?
Vì hiện nay cây chưa được trồng và thu hoạch ở Việt Nam nên giá thành để sở hữu nó sẽ không hề rẻ. Nguồn nhập khẩu cây Liên Kiều chủ yếu là từ đất nước Trung Quốc, nơi được xem là cái nôi của loài cây này. Nếu bạn có ý định mua cây giống hoặc hạt để gieo trồng thì trên thị trường nước ta bây giờ vẫn chưa có, bởi vì khí hậu và chất đất ở nước ta không phù hợp với loài cây này.

Cũng theo như tìm hiểu của bài viết về việc mua bán Liên Kiều, bạn chỉ có thể tìm mua nó dưới dạng thuốc Đông y, nghĩa là quả của cây sau khi đã được chế biến và sấy khô.
Do là hàng nhập từ nước ngoài, nên mức giá bán các sản phẩm của cây Liên Kiều có thể sẽ có những sự sai khác nhất định tại những địa chỉ khác nhau, vì hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về giá thành của loại dược liệu này. Với những nguồn thông tin mà bài viết tham khảo thông qua internet, giá của quả Liên Kiều sấy khô được rao bán với số tiền là 680.000VNĐ/kg.
Cây Liên Kiều mua ở đâu?
Do cây Liên Kiều là vị thuốc Đông y nên bạn chỉ có thể tìm mua trực tiếp tại các cửa hàng, nhà thuốc, phòng khám của y học cổ truyền. Còn nếu bạn không có thời gian và muốn mua hàng thông qua các trang web trực tuyến như lazada hay shopee, bạn cần thận trọng tìm hiểu để tránh mua phải Liên Kiều hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho đọc giả nhiều thông tin hữu ích về cây Liên Kiều. Hãy luôn là người mua hàng thông minh vì sức khỏe người thân và chính bạn!