Cây cứt lợn là một loại cỏ mọc ven đường và thường không được chú ý. Tuy nhiên gần đây, khoa học đã phát hiện ra được những lợi ích của loài cây này mang lại cho sức khỏe con người. Vậy cây hoa cứt lợn có tác dụng chữa bệnh gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn về loại cây mọc ven đường này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Cây cứt lợn là gì?
Cây hoa cứt lợn hay còn có tên gọi khác là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, thắng hồng kế hay cỏ hôi. Đây là một loại cây thuộc dòng họ cúc Asteraceae, là loại cây thân nhỏ, xung quanh thân có mọc rất nhiều lông. Cây mọc hoang khắp mọi nơi trên đất nước ta, chiều cao khoảng từ 20cm đến 50cm. Lá cây cứt lợn có chiều dài từ 2 – 6cm, chiều rộng khoảng 1 – 3cm, chúng mọc đối hình quả trứng gồm 2 cành. Phần mép lá có răng cưa và lông, mặt trên của lá có màu sắc đậm hơn mặt dưới.
Loài cây này có hoa màu xanh hoặc tím, quả đen. Cây thường mọc hoang ở các bụi cỏ ven đường, phân bổ chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng miền núi và đồng bằng bắc bộ. Cây có thể sinh sống và phát triển trong mọi điều kiện thời tiết. Bộ phận có giá trị nhất của cây cứt lợn là rễ và lá, có thể sử dụng được cả cây tươi và khô để điều chế thuốc.
Thành phần hóa học chính có trong cây cứt lợn là tinh dầu, chiếm khoảng 2%. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy trong loại cây này còn chứa hai hoạt chất mang lại giá trị dược tính cao là saponin và ancaloit. Với đặc tính này, cây hoa cứt lợn đã được ứng dụng rất rộng rãi trong việc điều trị các chứng bệnh như: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, trị nấm, gàu giúp tóc suôn mượt
Tác dụng của cây cứt lợn chữa bệnh gì?
Trong dân gian, ông cha ta đã từng sử dụng loại cây cứt lợn này để điều trị một số chứng bệnh về hô hấp như dị ứng mũi, viêm xoang và đã mang lại nhiều tác dụng tích cực.
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng từ năm 1975, Đoàn Thị Thu cùng cộng sự của mình đã xác định hàm lượng độc tố cấp LD-50 có trong cây cứt lợn bằng đường uống là 82 gam/kg. Với liều lượng điều độ dùng trong khoảng 30 ngày thì không thấy các phản ứng dụng bất thường đối với chỉ số hằng số tính hóa trong xét nghiệm chức năng của gan và thận.
Kết quả thử nghiệm trên động vậy cũng cho thấy, cây cứt lợn có tác dụng chống dị ứng, chống phù nề, có tác dụng các bệnh lý viêm mũi cấp và mãn tính.
Cụ thể công dụng và cách bào chế của cây hoa cứt lợn như sau:
Trị viêm xoang, dị ứng mũi
Người bệnh chuẩn bị cây cứt lợn tươi, rửa sạch với muối rồi giã nát lấy nước. Sử dụng bông tẩm vào hỗn hợp nước cốt hoa cứt lợn rồi lau lên bên mũi bị đau.
Hiện nay bài thuốc chữa viêm xoang dị ứng bằng hoa cứt lợn đã được ứng dụng vào sản xuất rất nhiều. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm với cách bào chế của bài thuốc từ cây cứt lợn này.
Người bệnh có thể sơ chế nhiều cây hoa cứt lợn rồi bảo quản chúng vào trong tỷ lạnh, ngày giỏ khoảng 4-5 lần.
Cây cứt lợn rong huyết cho phụ nữ sau sinh
Chuẩn bị khoảng 30g cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch rồi giá nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả như mong muốn.
Chữa viêm họng
Ngoài cây cứt lợn là nguyên liệu chính, bài thuốc chữa bệnh viêm họng này còn bao gồm một số loại thảo dược khác như cam thảo đất, kim ngân hoa, lá giẻ quạt. Sơ chế các nguyên liệu trên rồi cho vào sắc cùng với nước, ngày uống 2-3 lần.
Trị viêm đường hô hấp
Dùng 20g cây cứt lợn, 16g cam thảo đất, 12g lá bồng bồng. Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc với nước, chia hỗn hợp thành 2-3 phần, uống hết trong ngày.
Cây cứt điều trị chốc đầu
Rửa sạch cây cứt lợn, cho vào nồi đun sôi với nước rồi. Khi tinh chất của hoa cứt lợn đã được ra hết, sử dụng nước đó rửa vào vết thương, ngày 1-2 lần. Kiên trì sử dụng khoảng 1-2 tuần sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn.
Phòng ngừa ung thư dạ dày, cổ tử cung
Chuẩn bị 20g cây cứt lợn, kim nữu khấu, nhọ nồi, dạ hương ngư mỗi thứ 30g. Cho tất cả nguyên liệu trên vào cối giã rồi thêm 15ml nước cây mã phong. Loại bỏ bã rồi uống sau khi ăn 2 lần/ngày.
Chữa bỏng hoặc loét da
Rửa sạch cây cứt lợn, sau đó trộn chung với một ít gạo nguyên cám và muối. Xay nhuyễn hỗn hợp này thành bột mịn rồi bọc chúng trong tấm vải sạch và đắp trực tiếp lên vùng da bị bỏng.
Cây hoa cứt lợn trị thấp khớp, bong gân
Chuẩn bị lá tươi và cành non của cây cứt lợn, rửa sạch sau đó nghiền nát cùng với gạo và muối. Dùng phần bột thoa vào, vị trí khớp bị tổn thương, sau đó cố định bằng băng gạc y tế trong 1-2 giờ rồi tháo băng và rửa sạch. Áp dụng cách này khoảng 2-3 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Chăm sóc tóc
Chăm sóc tóc bằng hoa cứt lợn rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá và cành của cây cứt lợn. Sau đó nghiền nát thành bột. Chuẩn bị một miếng vải sạch rồi ủ bột cây hoa cứt lợn trong tóc khoảng 1 tiếng rồi gội sạch. Bạn nhớ áp dụng cách này thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất nhé!
Trị mụn nhọt
Lấy lá và cành non của cây cứt lợn rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn. Cố định vết thương bằng băng gạc trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Kiên trì thực hiện 3-4 lần/tuần trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Hoa cứt lợn hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận
Chuẩn bị 20g cứt lợn, 12 râu ngô, 20g mã đề, 16g kim tiền thảo, sắc với nước uống mỗi ngày 2-3 lần trong khoảng 1 tháng, sỏi thận sẽ tiêu biến.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cây cứt lợn. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc tận dụng được tối đa lợi ích của hoa cứt lợn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và những thân yêu bên cạnh mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Bảo vệ thiên nhiên luôn cần sự chung tay của tất cả mọi người. Trong đó việc chống buôn bán bất hợp pháp thực vật, động vật hoang dã luôn được quan tâm hàng đầu. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết http://content.comunicati.net/comunicati/turismo/varie/412486.html để thấy được lời kêu gọi của các tổ chức quốc tế về việc cần mạnh tay hơn để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này.