Đau thần kinh tọa là triệu chứng rất phổ biến do nhiều nguyên nhân bệnh lý hoặc cơ học khác nhau. Cùng bài viết hôm nay tìm hiểu các cách chữa bằng Đông y tại nhà hiệu quả nhất, được các bác sĩ đưa ra lời khuyển nên áp dụng.
Nội dung chính trong bài
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau buốt dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to, kéo dài từ vùng hông xuống mông và hai chân. Tùy vào từng vị trí rễ thần kinh bị chèn ép mà các cơn đau thần kinh tọa có xu hướng lan rộng khác nhau. Thông thường, bệnh chỉ tác động ở một bên cơ thể, tuy nhiên thỉnh thoảng xuất hiện trường hợp đau ở cả hai bên.
Lần theo những nghiên cứu, bệnh đau thần kinh tọa xảy ra phổ biến ở người trung niên độ tuổi ngoài 40. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần và phát sinh nhiều biến chứng phức tạp hơn. Đặc biệt, cả nam và nữ đều có tỷ lệ mắc bệnh như nhau.
Bệnh lý này xảy ra chủ yếu do biến chứng của gai cột sống, thoái hóa cột sống,… Hơn 80% người bệnh mắc phải do đĩa đệm thoái vị, bao xơ bị xẹp, nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh.
Nhiều bệnh nhân thắc mắc liệu “đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?”. Để trả lời câu hỏi này, người bệnh cần căn cứ vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ nặng nhẹ và phác đồ điều trị như thế nào.
Thực tế cho thấy, bệnh đau thần kinh tọa có thể chữa được và dễ dàng hồi phục sau 4-6 tuần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh để lâu không chữa, bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn nghiêm trọng hơn. Lúc này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị.
Do đó, một khi nhận thấy những cơn đau thần kinh tọa bất ngờ ở chân, lưng hoặc mất kiểm soát việc đại tiện, tiểu tiện, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Triệu chứng đau thần kinh tọa tăng giảm tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể hơn, người bệnh nên theo dõi các biểu hiện dưới đây:
- Xuất hiện các cơn đau: Ở những giai đoạn đầu của bệnh đau thần kinh tọa, cơn đau nhẹ, thoáng qua. Khi bệnh chuyển sang mức độ nặng hơn, người bệnh bắt đầu cảm thấy đau dữ dội, dai dẳng, cơn đau lan rộng ra khắp tứ chi.
Cơn đau thường xuất phát theo dọc đường dây thần kinh tọa, từ cột sống thắt lưng đến hai chân. Tùy theo từng vị trí rễ thần kinh bị tổn thương, mà cơn đau biểu hiện tại những vị trí khác nhau như ngón chân, mắt cá chân, lòng bàn chân, cẳng chân, mặt đùi.
Nhiều trường hợp người bệnh có cảm giác đau buốt từ thắt lưng đến vùng mông, mặt đùi sau. Những cơn đau này ập đến một cách bất ngờ và không báo trước, đôi lúc nhẹ nhàng, đôi khi lại âm ỉ. Đặc biệt, cơn đau thần kinh tọa tăng mạnh khi người bệnh di chuyển và giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Tay chân tê bì: Kèm theo cơn đau thần kinh tọa, người bệnh còn bị tê buốt chân tay, cảm giác cứ như bị kiến cắn.
- Dáng đi thay đổi: Các dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn đến hình thái cột sống bị thay đổi và đau thần kinh tọa kéo dài. Từ đó, dáng đi của người bệnh trở nên dị dạng, đi tập tễnh, một chân cao, một chân thấp.
- Vận động khó khăn: Căn bệnh đau thần kinh tọa này ảnh hưởng đến toàn bộ các chi dưới, tạo nên sự khó khăn trong lúc di chuyển, vận động. Người bệnh khó đứng thẳng nếu bị tổn thương rễ L5, S1. Các hành động cúi, gập người cũng không dễ dàng thực hiện.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa chủ yếu là biến chứng của những bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống,… Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh do các yếu tố khách quan như tuổi tác, tính chất công việc, nghề nghiệp,… Để hiểu rõ hơn, người bệnh nên tham khảo những tác nhân sau:
- Bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm bị thoát vị, lớp nhân nhầy bị vỡ, bao xơ xẹp xuống, gây áp lực lên các rễ thần kinh và ống sống, gây ra các cơn đau kéo dài.
- Viêm cột sống: Bệnh viêm cột sống sẽ tác động lên các rễ thần kinh xung quanh, gây ra các cơn đau.
- Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa do duổi tác: Tuổi tác càng lớn, cơ thể lão hóa dần, kéo theo sự thoái hóa của cột sống. Theo thời gian, hình thái cột sống bị thay đổi, các gai xương hình thành, chèn ép lên các dây thần kinh.
- Đau thần kinh tọa do chấn thương, tai nạn: Một vài tai nạn nghề nghiệp, giao thông, chấn thương tại thắt lưng có thể để lại di chứng, ảnh hưởng lên dây thần kinh hông to.
- Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa do lười vận động: Theo nghiên cứu, đối tượng ngồi nhiều, ít vận động như tài xế, nhân viên văn phòng,… có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác.
- Đau thần kinh tọa do thoái hoá cột sống thắt lưng: Khi vùng cột sống thắt lưng bị thoái hóa, kéo theo sự biến dạng của cột sống, đồng thời hình thành và phát triển các gai xương. Những gai xương này chèn ép các dây thần kinh, tạo nên các cơn đau dai dẳng.
- Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa do trượt đốt sống: Trường hợp các đốt sống trượt ra khỏi vị trí ban đầu của nó, dẫn đến chứng hẹp ống sống, gây áp lực lên rễ thần kinh tọa.
Điều trị đau thần kinh tọa bằng Đông y
Đau thần kinh tọa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại nhiều di chứng trong suốt phần đời còn lại. Thế nên, một khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh, các bạn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra. Các bác sĩ sẽ thực hiện nhiều biện pháp khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó, hình thành nên phác đồ điều trị thích hợp.
- Điều trị đau thần kinh tọa bằng Đông y với châm cứu
Bằng cách chèn các kim nhỏ vào những huyệt đạo nhất định trên cơ thể, châm cứu là cách kích hoạt các phản ứng của hệ thống thần kinh trong việc giải phóng một số hợp chất giảm đau, đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết để phục hồi những vùng bị tổn thương, thư giãn cơ ở lưng và chân, “tái khởi động” dây thần kinh tọa bị tê liệt.
Châm cứu là một biện pháp điều trị lâu đời trong y học cổ truyền. Nếu sử dụng châm cứu độc lập, mức độ hiệu quả và giảm đau khoảng 80%. Còn khi kết hợp với các loại thuốc uống, công dụng chữa khỏi bệnh đau thần kinh tọa có thể đạt đến 95%. Tần suất châm cứu thích hợp là 2 – 3 lần/tuần và giảm dần khi bệnh có dấu hiệu ổn định.
- Thực hiện xoa bóp, bấm huyệt
Đây là cách làm “thư giãn” các huyệt đạo ở vùng thắt lưng, bắp chân, bàn chân – nơi bị ảnh hưởng bởi đau thần kinh tọa nhiều nhất. Các huyệt này có tên như: thừa sơn, thừa phủ, thận du, ủy trung, âm môn, thứ liêu,…
Để mang lại hiệu quả chữa bệnh đau thần kinh tọa tích cực, bệnh nhân nên chọn những người có kỹ thuật chuyên môn trong việc xoa bóp, bấm huyệt để “định vị” đúng huyệt đạo và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung
Cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà
- Bài thuốc từ cây Cỏ xước
Cỏ xước là cây thuốc Nam quý, có tên gọi khác là ngưu tất. Trong Đông Y, cây cỏ xước có vị chua, đắng, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp. Khi kết hợp cỏ xước cùng các nguyên liệu khác làm gia tăng khả năng trị đau thần kinh tọa.
Dùng cỏ xước, ý dĩ (mỗi loại 20g); đỗ trọng, lá lốt (mỗi loại 16g); lá thông, thiên niên kiện, tô mộc, ngải cứu, củ ráy khô, cẩu tích (mỗi loại 12g) làm nguyên liệu. Đem hỗn hợp này nấu trong 1 lít nước đến khi thuốc sắc lại còn 300ml thì hạ xuống bếp. Uống thuốc 2 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn và duy trì trong 2 tuần liên tục sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
- Cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà với Sâm Ngọc Linh
Sử dụng 100g sâm Ngọc Linh và 1 lít mật ong rừng cho vào bình thủy tinh, sao cho sâm nằm ngập vừa đủ trong phần mật ong. Ngâm hỗn hợp khoảng 1 tháng là dùng được. Mỗi lần ngậm 2 – 3 lát sâm để giảm cơn đau nhức, tê bì khi đau thần kinh tọa “phát tác”.
Trong sâm Ngọc Linh chứa nhiều hợp chất saponin có vai trò như chất kháng sinh. Không những thế, mật ong có nhiều dưỡng chất, vitamin giúp kháng viêm tốt. Sự kết hợp của chúng là bài thuốc quý nhằm làm giảm các cơn đau nhức do viêm xương khớp gây ra.
- Chữa đau thần kinh tọa tại nhà bằng Ngải cứu
Theo Đông Y, ngải cứu có vị đắng, hơi cay, tính ấm, mùi hắc, hữu hiệu trong việc giảm viêm, sát trùng, trị đau nhức do các bệnh đau cơ – khớp , thoái hóa đốt sống, đau thần kinh tọa gây ra.
Chuẩn bị 300g lá ngải cứu, rửa sạch, giã nát để lấy nước cốt trộn cùng 2 muỗng cà phê mật ong rừng. Uống hỗn hợp nước ngải cứu tươi hàng ngày trong 1 – 2 tuần sẽ có dấu hiệu khả quan.
- Cách chữa đau thần kinh tọa với Lá lốt
Lá lốt là loài cây có tính ấm, hơi cay, vị nồng; hỗ trợ giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, trừ hàn,… rất tốt. Đặc biệt công hiệu cho bệnh đau nhức xương khớp khi thời tiết trở lạnh, trị các chứng “đau lưng, mỏi gối” do thần kinh tọa gây ra.
Dùng 200g lá lốt tươi, rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước để uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục cách chữa đau thần kinh tọa này tại nhà trong 1 tháng sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức cải thiện. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng lá lốt tươi giã nát với gừng, hòa hỗn hợp vào nước ấm để ngâm chân khoảng 30 phút/lần.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “Đau thần kinh tọa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bằng Đông y tại nhà như thế nào?”. Để bệnh sớm hồi phục, các bạn nên thăm khám bác sĩ ngay từ khi mới phát hiện